NẤM BẸN

Nấm bẹn là một trong những bệnh nhiễm nấm da phổ biến, loại nấm ký sinh ở vùng bẹn, đùi trong. Đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp, ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, nhiều nhất vẫn là nhóm tuổi thanh niên, trưởng thành. Vậy làm sao để chữa nấm bẹn tận gốc và đề phòng tái phát.

1. Nấm bẹn là gì?

    Nấm bẹn theo cách gọi dân gian là hắc lào, tập trung tại vùng bẹn, đùi trong. Nguyên nhân gây ra bệnh do 2 chủng nấm: Trichophyton rubrum và Epidermophyton inguinale gây nên.

    Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội hay vệ sinh kém.

2. Lâm sàng

    - Tổn thương là những chấm đỏ, có vảy nhỏ, dần lan thành mảng hình tròn hoặc hình bầu dục,bề mặt đỏ, bờ hơi gồ cao,trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng liên kết với nhau thành mảng lớn hình cung

    - Thường kèm theo ngứa, nhất là khi ra mồ hôi

    - Bệnh hay tái phát,dai dẳng

    - Cần chẩn đoán phân biệt với:

      + Erythrasma: bệnh do nhiễm khuẩn khu trú ở vùng bẹn, thành dát đỏ hoặc nâu,có bờ rõ nhưng không có mụn nước và vảy. Dưới ánh sáng đèn Wood, thương tổn có màu đỏ gạch.

      + Viêm kẽ do Candida: dát đỏ, bờ rõ, ngoài có ong vảy rất mỏng như lột vỏ khoai tây, bề mặt đỏ tươi và láng bóng, có các thương tổn vệ tinh.

3. Điều trị, phòng bệnh

   3.1 Điều trị

     - Thuốc chống nấm tại chỗ dạng kem, lotion hoặc gel:

+Các thuốc chống nấm bao gồm terbinafine,miconazole,clotrimazole,ketoconazole,eccazol, naftifazin được bôi 2 lần/ngày trong 10 đến 14 ngày.

     - Có thể dùng itraconazole 200 mg uống 1 lần / ngày hoặc terbinafine 250 mg ba lần/ngày trong 3 đến 6 tuần ở những bệnh nhân có tình trạng tái nhiễm, viêm nhiễm hoặc thương tổn lan rộng.

   3.2 Phòng bệnh

      - Vệ sinh cá nhân, tránh mặc quần áo ẩm ướt.

      - Là quần áo thường xuyên hoặc phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, nhất là quần áo lót.

      - Không dùng chung quần áo, chăn màn với người bệnh.