VIÊM NANG LÔNG

Viêm nang lông(folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là  thanh thiếu niên và người trẻ

1.Nguyên nhân

   - Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)

   - Các nguyên nhân khác:

    + Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis

    + Herpes simplex thường gây viêm nang lông vùng quanh miệng

    + Viêm nang lông không do vi khuẩn

   - Một số yếu tố thuận lợi:

     + Mặc quần áo quá chật

     + Da ẩm ướt

     + Gãi, cào, cạo râu, nhổ lông

     + Các thuốc bôi gây kích ứng

     + Béo phì, tiểu đường

2. Chẩn đoán 

   2.1 Chẩn đoán xác định

     - Lâm sàng

      + Tổn thương là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết,không đau,sau vài ngày tiến triển, tổn thương có khỏi không để lại sẹo

     + Vị trí: ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ lòng bàn tay bàn chân,thường gặp nhất là ở đàu, mặt,cổ lưng,mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục,cẳng tay và cẳng chân.

     + Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp

    - Cận lâm sàng: xác định tìm nguyên nhân

     + Nuôi cấy vi khuẩn

     + Soi nấm trực tiếp

2.2 Chẩn đoán phân biệt

    - Nhọt: là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Thương tổn là sẩn đỏ nang lông, sưng nóng. Bệnh nhân đau nhức nhiều. Sau vài ngày tiến triển, thương tổn hóa mủ ở giữa tạo thành ngòi mủ.

   - Sẩn ngứa: tổn thương là sẩn chắc, nổi cao trên mặt da, màu nâu hoặc màu da bình thường, vị trí ở ngoài nang lông. Triệu chứng cơ năng thường có ngứa.

3. Điều trị

   3.1 Nguyên tắc điều trị

     - Loại bỏ các yếu tố thuận lợi

     - Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường uyên bằng xà phòng sát khuẩn

     - Tránh cào gãi, kích thích tổn thương.

    - Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chô hoặc kháng sinh toàn thân.

3.2 Cụ thể

    - Dung dịch sát khuẩn: dùng sát khuẩn ngày 2 lần

      + Povidon 10%

      + Chlorhexidin 4%

    - Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ:

      + Kem hoặc mỡ acid fucidic, bôi ngày 2 lần

      + Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày

      + Kem tyrothricin bôi 3 lần/ngày

     - Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chô với kết hợp kháng sinh toàn thân

4. Phòng bệnh

    - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

    - Tránh các yếu tố thuận lợi như: môi trường nóng ẩm, các hóa chất, dầu mỡ

    - Điều trị sớm khi có tổn thương da