KIẾN BA KHOANG nguy hiểm như nào? TOP 3 THUỐC BÔI KIẾN BA KHOANG ĐỐT HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY.
Theo Ts Bác sĩ Hiền Kiến ba khoang cắn gây viêm da, bỏng rát, có thể lan rộng và nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Tìm hiểu cách sơ cứu và các loại thuốc bôi an toàn cho trẻ sơ sinh, bà bầu và người lớn
1. Bị kiến ba khoang cắn có nguy hiểm không? Chữa thuốc gì?
Tiếp xúc với dịch tiết hay bị kiến ba khoang cắn tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng lại dễ bị viêm da, bỏng da, đau nhức,…. Trong trường hợp bị kiến ba khoang cắn gần mắt, độc tố pederin của kiến có thể làm tổn thương niêm mạc và ảnh hưởng thị lực.
Chỉ cần 1 lượng nhỏ độc tố pederin (Bấm đây để rõ) do kiến ba khoang tiết ra cũng đủ gây tổn thương cho vùng da tại chỗ và có thể lan rộng ra vùng da lân cận. Nguy hiểm hơn, độc tố này chẳng may kết hợp với vi khuẩn có sẵn trên da dễ khiến tổn thương lan rộng và dẫn đến nhiễm trùng.
Kiến ba khoang chủ yếu gây tổn thương da với triệu chứng điển hình là phồng rộp, xuất hiện mụn nước, mụn mủ, viêm đỏ da,… Nếu không được điều trị khắc phục bằng các loại thuốc bôi hoặc các phương pháp khắc phục khác, vết thương có thể lan rộng.
2. Vết thương kiến ba khoang đốt có lây không?
Theo Ts Bác sĩ Hiền : Vết thương do kiến ba khoang đốt không lây từ người này sang người khác nhưng nọc độc của kiến có thể lan rộng sang các vùng da quanh vết cắn. Do đó, cần cẩn thận, không gãi mạnh lên vùng da bị kiến đốt, vì điều này có thể làm nọc độc của kiến lan rộng.
Pederin có trong nọc độc và dịch tiết của kiến ba khoang khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng viêm tại chỗ, gây ngứa, rát, sưng đỏ do giãn mạch, phồng rộp, mụn nước, mụn mủ do bội nhiễm… Với cơ chế gây viêm tại chỗ của pederin sẽ không làm lây lan các triệu chứng kiến ba khoang cắn từ người này sang người khác.
Các loại thuốc bôi kiến ba khoang cắn hiệu quả

1. Thuốc bôi kiến ba khoang cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm, đề kháng yếu. Cho nên khi trẻ bị kiến ba khoang cắn, tuyệt đối không tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc bôi điều trị lên da bé, điều này tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng, viêm nhiễm, làm vết thương lan rộng nhanh hơn.
Nếu trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang đốt, cần đưa ngay đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám, đánh giá trình trạng vết đốt, chỉ định sử dụng các loại thuốc thoa ngoài da phù hợp. Không nên tự điều trị vết cắn của kiến ba khoang tại nhà với trẻ sơ sinh để tránh trường hợp viêm nặng, kích ứng da, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thứ phát, ổ viêm lan rộng,…. ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Thuốc bôi kiến ba khoang cho bà bầu
Bất kỳ điều gì ảnh hưởng đến bà bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ đều ảnh hưởng đến thai nhi. Cho nên, khi sử dụng thuốc bôi kiến ba khoang đốt cho bà bầu cần thận trọng và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tốt nhất, khi tiếp xúc với dịch tiết kiến ba khoang, bà bầu cần sơ cứu vết thương đúng cách, nhanh chóng rửa sạch vùng dính dịch tiết dưới vòi nước chảy liên tục cùng với xà phòng dịu nhẹ cho đến khi sạch dịch tiết. Bởi chất độc của kiến ba khoang có thể khiến bà bầu bị sưng tấy, phù nề, nổi mụn nước,… hoặc bội nhiễm, nhiễm trùng nghiêm trọng. Sau đó nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra vết thương và có cách xử lý phù hợp.
3. Thuốc bôi cho các đối tượng còn lại
Với người trẻ em, người trưởng thành, người già,… khi bị kiến ba khoang cắn nên vệ sinh hoặc sát trùng vết thương bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch sát khuẩn, để trung hòa độc tố. Sau đó sử dụng các loại thuốc bôi kiến ba khoang đốt để làm dịu vết thương.
Trường hợp tổn thương da mức độ trung bình, cần bắt đầu điều trị vết thương theo trình tự như sau:
• Đầu tiên làm dịu vết cắn bằng các dung dịch làm dịu da như xà phòng dịu nhẹ.
• Sau đó xác khuẩn bằng dịch hồ nước, betadine, milian,… để trung hòa độc tố pederin từ kiến ba khoang.
• Sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa steroid hoặc kháng sinh tại chỗ lên vết cắn, giúp giảm viêm.
• Hỏi ý kiến bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da có nên sử dụng thêm thuốc histamin hoặc thuốc giảm đau nếu thấy ngứa rát, nóng ran như bị bỏng tại vùng da bị kiến ba khoang đốt.
Với trường hợp tổn thương nghiêm trọng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và khắc phục nhanh tình trạng tổn thương, không để chất độc lan rộng, ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh đường uống hoặc thuốc bôi để làm dịu vết thương.
Bạn cần giúp đỡ hãy liên hệ bác sĩ hiền 09.88.3.88195 nhé, hoặc bấm đây
Bài viết liên quan
-
Cách chữa bệnh Zola thần kinh hiệu quả - Giải pháp giúp giảm triệu chứng nhanh chóng
-
Mụn Cóc Là Gì? Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả Tại Nhà Và Cơ Sở Y Tế
-
6 thói quen 'hút cạn' collagen, khiến da ngày càng nhăn nheo. #bacsihien #collagen
-
Bác Sĩ Da Liễu Nói 5 thói quen rửa mặt âm thầm khiến lỗ chân lông to ra
-
Bác sĩ Da Liễu chia sẻ 5 bí quyết chăm sóc da nhất định nàng phải nhớ khi chuyển mùa
-
BỆNH ZONA
-
Chăm sóc tình trạng cứt trâu ở trẻ em
-
Viêm da dị ứng bội nhiễm nấm
-
Chàm bội nhiễm nấm hậu quả khó lường
-
Chốc ở trẻ em